Chuẩn đầu ra ngành Lịch Sử và Địa Lý

Mục tiêu học phần/Chuẩn đầu ra

1. Kiến thức:

Học phần kinh tế chính trị Mác – Lênin trang bị cho sinh viên hệ thống tri thức cơ bản, cốt lõi của Kinh tế chính trị Mác – Lênin trong bối cảnh phát triển mới của Việt Nam và thế giới ngày nay. Đảm bảo tính cơ bản, hệ thống, khoa học, cập nhật tri thức mới, gắn với thực tiễn, tính sáng tạo, kỹ năng, tư duy, phầm chất người học, tính liên thông, khắc phục sự trùng lắp, tăng cường tích hợp và giảm tải, lược bớt những nội dung không còn phù hợp hoặc những nội dung mang tính kinh viện đối với sinh viên đại học không chuyên lý luận chính trị.

2. Kỹ năng:

Học phần kinh tế chính trị Mác – Lênin hình thành tư duy lý luận, kỹ năng phân tích, đánh giá và nhận diện bản chất của các quan hệ lợi ích kinh tế trong phát triển kinh tế – xã hội của đất nước và góp phần giúp sinh sinh xây dựng trách nhiệm xã hội phù hợp trong vị trí việc làm và cuộc sống sau khi ra trường.

3. Mức độ tự chủ và trách nhiệm/Thái độ

Học phần kinh tế chính trị Mác – Lênin góp phần xây dựng lập trường, ý thức hệ tư tưởng Mác – Lênin đối với sinh viên, góp phần hình thành nền tảng lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin để sau khi tốt nghiệp đại học sinh viên có thể hoạt động tốt trong các hoạt động quản lý kinh tế xã hội. Ngoài ra hình thành cho người học thái độ học tập tích cực trong việc tự học, tự nghiên cứu và tham gia các buổi seminar.

Nội dung học phần và kế hoạch dạy học

Chương/Chủ đề Số tiết Chuẩn đầu ra Phương pháp

dạy – học

Chuẩn bị của sinh viên
Chương 1: Đối tượng, phương pháp nghiên cứu và chức năng của Kinh tế chính trị Mác – Lênin

1.1. Khái quát sự hình thành và phát triển của kinh tế chính trị Mác-Lênin

1.2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu kinh tế chính trị Mác-Lênin

1.2.1. Đối tượng nghiên cứu

1.2.2. Phương pháp nghiên cứu

1.3. Chức năng của kinh tế chính trị Mác-Lênin

1.3.1. Chức năng nhận thức

1.3.2. Chức năng tư tưởng

1.3.3. Chức năng thực tiễn

1.3.4. Chức năng phương pháp luận

02 4.1

4.2

4.3

– Thuyết trình

– Định hướng

Đọc [1], [2] và trả lời các câu hỏi sau:

1. Bản chất của khái niệm Kinh tế chính trị và quá trình hình thành phát triển của kinh tế chính trị Mác – Lênin?

2. Đối tượng nghiên cứu của kinh tế chính trị Mác – Lênin?

3. Các chức năng cơ bản của kinh tế chính trị Mác – Lênin?

Chương 2: Hàng hóa, thị trường và vai trò của các chủ thể tham gia thị trường

2.1. Lý luận của C.Mác về sản xuất hàng hóa và hàng hóa

2.1.1. Sản xuất hàng hóa

2.1.2. Hàng hóa

2.1.3. Tiền

2.1.4. Dịch vụ và một số hàng hóa đặc biệt

2.2. Thị trường và vai trò của các chủ thể tham gia thị trường

2.2.1. Thị trường

2.2.2. Vai trò của một số chủ thể chính tham gia thị trường

05 4.1

4.2

4.3

– Thuyết trình

– Đàm thoại

– Hoạt động nhóm

– Định hướng

Đọc [1], [2], [6], [7] và trả lời các câu hỏi sau:

1. Hãy chọn một loại hàng hóa và đóng vai người sản xuất ra nó để thảo luận về thuộc tính và chỉ ra tầm quan trọng của hàng hóa đó đối với xã hội? Phân tích trách nhiệm xã hội của mình đối với người tiêu dùng, cảm nhận tác động của quy luật cạnh tranh và đề ra phương án để duy trì vị trí sản xuất của mình trên thị trường.

2. Với vai trò là người tiêu dùng, từ kinh nghiệm thực tế của bản thân, hãy thảo luận và chỉ ra vai trò và biện pháp của người tiêu dùng cần phải làm để bảo vệ quyền lợi của mình đặt trong mối quan hệ với người sản xuất và xã hội khi tiêu dùng hàng hóa đó?

Chương 3: Sản xuất giá trị thặng dư trong nền kinh tế thị trường

3.1. Lý luận của C.Mác về giá trị thặng dư

3.1.1. Nguồn gốc giá trị thặng dư

3.1.2. BẢn chất của giá trị thặng dư

3.1.3. Các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư trong nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa

3.2. Tích lũy tư bản

3.3. Các hình thức biểu hiện của giá trị thặng dư trong nền kinh tế thị trường

3.3.1. Lợi nhuận

3.3.2. Lợi tức

3.3.3. Địa tô

06 4.1

4.2

4.3

– Thuyết trình

– Đàm thoại

-Hoạt động nhóm

– Định hướng

Đọc [1], [2] và trả lời các câu hỏi sau:

1. Tư bản và bản chất của tư bản trong nền kinh tế thị trường?

2. Các phương thức sản xuất giá trị thặng dư của nhà tư bản?

3. Nguồn gốc, bản chất và thực chất của tích lũy tư bản?

4. Lợi nhuận và bản chất của lợi nhuận?

5. Lợi tức và bản chất của lợi tức?

6. Địa tô và các hình thức địa tô trong nền kinh tế thị trường?

Chương 4: Cạnh tranh và độc quyền trong nền kinh tế thị trường

4.1. Quan hệ giữa cạnh tranh và độc quyền trong nền kinh tế thị trường

4.2. Độc quyền và độc quyền nhà nước trong nền kinh tế thị trường

4.2.1. Lý luận của V.I.Lênin về độc quyền trong nền kinh tế thị trường

4.2.2. Lý luận của V.I.Lênin về chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước

05 4.1

4.2

4.3

– Thuyết trình

– Đàm thoại

– Hoạt động nhóm

– Định hướng

Đọc [1], [2]và trả lời các câu hỏi sau:

1. Mối quan hệ giữa cạnh tranh và độc quyền trong nền kinh tế thị trường?

2. Nguyên nhân và bản chất của độc quyền?

3. Những đặc điểm của độc quyền trong nền kinh tế thị trường?

4. Độc quyền nhà nước: nguyên nhân, bản chất và biểu hiện?

Chương 5: Kinh tế thị trường định hướng XHCN và các quan hệ lợi ích kinh tế ở Việt Nam

5.1. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

5.1.1. Khái niệm kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam

5.1.2. Tính tất yếu khách quan của việc phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam

5.1.3. Đặc trưng của kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam

5.2. Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam

5.2.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam

5.2.2. Nội dung hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam

5.3. Các quan hệ lợi ích kinh tế ở Việt Nam

5.3.1. Lợi ích kinh tế và quan hệ lợi ích kinh tế

5.3.2. Vai trò của Nhà nước trong bảo đảm hài hòa các quan hệ lợi ích

06 4.1

4.2

4.3

– Thuyết trình

– Đàm thoại

– Hoạt động nhóm

– Định hướng

Đọc [1], [2], [3], [4], [5], [6], [7] và trả lời các câu hỏi sau:

1. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa?

2. Tại sao Việt Nam phải phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa?

3. Những đặc trưng cơ bản của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam?

4. Việt Nam cần làm gì để hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa?

5. Thế nào là lợi ích kinh tế và mối quan hệ lợi ích kinh tế?

6. Vai trò của nhà nước trong giải quyết hài hòa mối quan hệ lợi ích ở Việt Nam hiện nay?

Chương 6: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam

6.1. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam

6.1.1. Khái quát về cách mạng công nghiệp và công nghiệp hóa

6.1.2. Tính tất yếu khách quan và nội dung công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam

6.1.3. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư

6.2. Hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam

6.2.1. Khái niệm và các hình thức của hội nhập kinh tế quốc tế

6.2.2. Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến phát triển của Việt Nam

6.2.3. Phương hướng nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế trong phát triển của Việt Nam

06 4.1

4.2

4.3

– Thuyết trình

– Đàm thoại

– Hoạt động nhóm

– Định hướng

Đọc [1], [2], [3], [4], [5], [6], [7]và trả lời các câu hỏi sau:

1. Cách mạng công nghiệp và công nghiệp hóa?

2. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam: tính tất yếu, nội dung và xu hướng?

3. Hội nhập kinh tế quốc tế và các hình thức của nó?

4. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam?

5. Những thách thức trong hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam hiện nay?

+842773882338
chat-active-icon