Giới thiệu chung
Khoa Sư phạm Khoa học xã hội được thành lập theo Nghị quyết số 11/NQ-HĐT ngày 05 tháng 11 năm 2020 của Hội đồng Trường Đại học Đồng Tháp về việc Cơ cấu tổ chức bộ máy các đơn vị thuộc và trực thuộc trường Đại học Đồng Tháp, giai đoạn 2020 – 2023 trên cơ sở tách, nhập Bộ môn Tâm lý học – Giáo dục học từ Khoa Giáo dục về Khoa Sư phạm Sử – Địa và Giáo dục chính trị.
Hiện nay Khoa Sư phạm Khoa học xã hội có 33 cán bộ – giảng viên với 02 phó giáo sư, 13 tiến sĩ và 18 thạc sĩ tham gia đào tạo 05 chuyên ngành cử nhân sư phạm (Giáo dục Chính trị, Lịch sử, Địa lý, Lịch sử-Địa lý, Giáo dục công dân), 03 chuyên ngành cử nhân ngoài sư phạm (Luật, Địa lý học (Địa lý du lịch), Tâm lý học giáo dục); 02 chuyên ngành đào tạo Thạc sỹ (Quản lý giáo dục, Lịch sử Việt Nam); 01 chuyên ngành đào tạo Tiến sỹ (Quản lý giáo dục).
Khoa Sư Phạm Khoa Học Xã Hội
Hình ảnh khoa
Chức năng
Khoa Sư phạm Khoa học xã hội có chức năng quản lý hành chính cấp cơ sở theo quy định của Điều lệ trường Đại học và phân cấp quản lý của Hiệu trưởng Trường Đại học Đồng tháp, cụ thể là:

Quản lý cán bộ, giảng viên và sinh viên trong khoa thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước, nội quy, quy chế của cơ quan và đơn vị.

Quản lý chương trình, nội dung, phương pháp đào tạo, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đào tạo trình độ Đại học các ngành Giáo dục Chính trị, Lịch sử, Địa lý, Lịch sử-Địa lý, Giáo dục công dân, Luật, Địa lý học (Địa lý du lịch), Tâm lý học giáo dục; Thạc sỹ Quản lý giáo dục, Lịch sử Việt Nam; Tiến sỹ Quản lý giáo dục.

Quản lý các hoạt động khoa học – công nghệ.
Nhiệm vụ

Quản lý cán bộ, giảng viên, các bộ môn, sinh viên hệ chính qui, không chính qui và hệ liên thông của Khoa. Xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, giảng viên của Khoa. Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho đội ngũ cán bộ, giảng viên và sinh viên thuộc Khoa.

Xây dựng chương trình, mục tiêu đào tạo trình độ Đại học các ngành Giáo dục Chính trị, Lịch sử, Địa lý, Lịch sử-Địa lý, Giáo dục công dân, Luật, Địa lý học (Địa lý du lịch), Tâm lý học giáo dục; Thạc sỹ Quản lý giáo dục, Lịch sử Việt Nam; Tiến sỹ Quản lý giáo dục.

Tổ chức quản lý và thực hiện chương trình đào tạo, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của sinh viên các lớp hệ chính qui và không chính qui tại trường và các cơ sở liên kết đào tạo theo chức năng.

Tổ chức giảng dạy các học phần thuộc khoa học Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh; các học phần thuộc nhóm ngành Tâm lý học, Giáo dục học, Quản lý giáo dục và các phân môn thuộc chuyên ngành Giáo dục chính trị, Địa lí và Lịch sử cho sinh viên các lớp chính qui, không chính qui hệ trung cấp, cao đẳng và đại học tại Trường và các cơ sở liên kết khác.

Tổ chức biên soạn giáo trình, bài giảng, tài liệu học tập, tài liệu tham khảo cho các môn học thuộc ngành Giáo dục Chính trị, Địa lí và Lịch sử theo quy định của Nhà trường và của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học phục vụ công tác đào tạo, bồi dưỡng cho tỉnh Đồng Tháp và các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Tham gia và tổ chức các hội nghị, hội thảo khoa học – công nghệ cấp cơ sở, khu vực, quốc gia theo kế hoạch.

Quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị do nhà trường giao để thực hiện có hiệu quả công tác đào tạo.

Phối hợp và thực hiện các nhiệm vụ khác do Nhà trường phân công.