Giới thiệu chung
Khoa Sư phạm Khoa học xã hội được thành lập theo Nghị quyết số 151/NQ-HĐT ngày 19 tháng 02 năm 2024.
Khoa có 4 bộ môn: Bộ môn Sư phạm Ngữ văn, Bộ môn Tâm lý – Quản lý giáo dục, Bộ môn Sư phạm Lịch sử, Bộ môn Sư phạm Địa lý. Hiện tại, Khoa có 30 viên chức và nhân viên. Trình độ đội ngũ viên chức giảng dạy: 02 phó giáo sư, 15 tiến sĩ, 08 thạc sĩ, 01 cử nhân và 04 nghiên cứu sinh. Khoa được nhà trường giao nhiệm vụ quản lý và đào tạo các ngành:
- 01 chuyên ngành đào tạo trình độ tiến sĩ: Quản lý giáo dục.
- 03 chuyên ngành đào tạo trình độ thạc sĩ: Quản lý giáo dục, Ngôn ngữ Việt Nam, Lịch sử Việt Nam.
- 06 ngành đào tạo đại học: Địa lý học (Địa lý du lịch), Tâm lý học giáo dục, Sư phạm Ngữ văn, Sư phạm Lịch sử, Sư phạm Địa lý, Sư phạm Lịch sử và Địa lý.
Khoa có 03 ngành đào tạo đã được công nhận đạt chuẩn kiểm định chất lượng chương trình: Sư phạm Ngữ văn, Sư phạm Địa lý, Sư phạm Lịch sử.
Khoa Sư Phạm Khoa Học Xã Hội
Hình ảnh khoa
Chức năng
Khoa là đơn vị chuyên môn thuộc Trường; quản lý và tổ chức các hoạt động đào tạo, hoạt động khoa học công nghệ và phục vụ cộng đồng theo nhiệm vụ và quyền hạn được phân cấp.
Quản lý cán bộ, giảng viên và sinh viên trong khoa thực hiện đư
Quản lý chương trình, nội dung, phương pháp đào tạo, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đào tạo trình độ Đại học các ngành Giáo dục Chính trị, Lịch sử, Địa lý, Lịch sử-Địa lý, Giáo dục công dân, Luật, Địa lý học (Địa lý du lịch), Tâm lý học giáo dục; Thạc sỹ Quản lý giáo dục, Lịch sử Việt Nam; Tiến sỹ Quản lý giáo dục.
Quản lý các hoạt động khoa học – công nghệ.
Nhiệm vụ
Quản lý viên chức thuộc Khoa theo vị trí việc làm, được quy định trong Quy chế Tổ chức và hoạt động của Trường và phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành;
Quản lý người học thuộc Khoa theo quy định tại Quy chế Đào tạo trình độ đại học; trình độ cao đẳng Giáo dục Mầm non và Quy chế Công tác sinh viên của Trường;
Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục đào tạo theo kế hoạch chung của Trường, bao gồm: xây dựng và phát triển chương trình đào tạo của ngành, chuyên ngành được Trường giao nhiệm vụ; tổ chức xây dựng đề án, biên soạn tài liệu, giáo trình theo định hướng phát triển của Trường; tổ chức nghiên cứu cải tiến phương pháp giảng dạy, học tập; xây dựng và thực hiện phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của người học, bảo đảm chuẩn đầu ra của người học theo cam kết đã được công bố, đáp ứng nhu cầu sử dụng của thị trường lao động;
Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện các hoạt động khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế; hợp tác với các tổ chức khoa học và công nghệ liên quan đến ngành Sư phạm Ngữ văn và huy động sự tham gia của đơn vị sử dụng lao động vào quá trình đào tạo của Khoa;
Xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên, ngành nghề đào tạo, cơ sở vật chất phục vụ cho đào tạo và nghiên cứu khoa học, tăng cường điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo;
Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho viên chức, người học; có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho viên chức thuộc Khoa;
Tổ chức đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức quản lý, các viên chức khác trong Khoa và tham gia đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức quản lý trong Trường theo quy định của pháp luật;
Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện đánh giá chương trình đào tạo; hỗ trợ thành lập và phát triển các nhóm nghiên cứu;
Thực hiện công tác quản lý chất lượng đào tạo đối với các ngành thuộc Khoa quản lý;
Thực hiện công tác tư vấn tuyển sinh và quảng bá về chương trình đào tạo thuộc Khoa quản lý theo kế hoạch của Trường;
Thực hiện công tác giới thiệu, kết nối việc làm cho sinh viên tốt nghiệp và phụ trách khảo sát tỷ lệ sinh viên có việc làm sau khi tốt nghiệp theo quy định;
Quản lý và khai thác Trang thông tin điện tử của Khoa;
Thực hiện dân chủ trong công tác tổ chức, quản lý và hoạt động của Khoa theo quy định.